CẤU TẠO, PHÂN LOẠI, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG, THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA ACQUY

 17/08/2018
      Acquy là một dạng nguồn điện hóa học, dùng để lưu trữ điện năng dưới dạng hóa năng. Acquy hoạt động dựa trên phản ứng oxy hóa khử thuận nghịch. Khi nạp điện, nó đóng vai trò như một bình điện phân, khi phóng điện, nó đóng vai trò như một pin điện hóa.
      Cấu tạo của acquy gồm 5 thành phần cơ bản: cực dương (anot), cực âm (catot), dung dịch điện ly, màng chắn và vỏ bình.
      Mỗi cực là một cặp oxy hóa khử, cực có thế oxy hóa khử lớn hơn gọi là cực dương, cực có thế oxi hóa khử nhỏ hơn gọi là cực âm. Dung dịch điện ly được điền đầy vào khoảng trống giữa hai cực đóng vai trò cung cấp và vận chuyển các ion trong quá trình phản ứng xảy ra trong acquy. Ở giữa hai bản cực là các màng chắn có tính chất cách điện nhưng cho phép các ion thẩm thấu qua một cách linh động.


 
      Trên thực tế để tạo ra bình acquy có dung lượng hay điện áp lớn, người ta dùng cụm bản cực dạng khung lưới phẳng dẹp đặt song song và nối với nhau bởi cầu dẫn, các bản cực trái dấu được lồng xen kẽ luân phiên tạo ra các ngăn của acquy (acquy nhiều ngăn). Để tăng dung lượng, các bản cực được nối song song với nhau (bản cực dương nối với bản cực dương, bản cực âm nối với bản cực âm), do đó, bề mặt tiếp xúc giữa điện cực và dung dịch được tăng lên, phản ứng xảy ra đồng thời tại nhiều vị trí nên cường độ dòng điện cực đại tăng lên. Còn khi muốn tăng điện áp định mức, các bản cực mắc nối tiếp với nhau (nối bản cực âm với bản cực dương).
      Phần vỏ được chế tạo bằng vật liệu cứng có tính chất chịu axit, chịu kiềm, chịu nhiệt. Phía trong có chứa các vách ngăn, dưới đáy có các yên đỡ bản cực để tránh hiện tượng đoản mạch khi lớp bùn được hình thành. Phần nắp sẽ có cửa thông hơi nếu là loại acquy hở, hoặc không có cửa thông hơi nếu là loại acquy khí, ngoài ra vỏ còn có cọc bình để nối với tải ở bên ngoài.
 
 
Loại Acquy chì-axit Acquy kiềm Ni-Cd
Cực dương PbO2/PbSO4 Ni(OH)3/Ni(OH)2
Cực âm PbSO4/Pb Cd(OH)2/Cd
DD điện ly H2SO4 KOH
Nạp
 
+
2PbSO4 + H2O = PbO2 + Pb + 2H2SO4
H2O = H2 + ½ O2
2Ni(OH)2 + Cd(OH)2 = 2Ni(OH)3 + Cd
H2O = H2 + ½ O2
PbSO4 + 2H2O = PbO2 + H2SO4 + H2 2Ni(OH)2 + 2H2O = 2Ni(OH)3 + H2
PbSO4 + H2O = Pb + H2SO4 + ½ O2 Cd(OH)2 = Cd + H2O + ½ O2
Phóng
+
PbO2 + Pb + 2H2SO4 = 2PbSO4 + 2H2O 2Ni(OH)3 + Cd = 2Ni(OH)2 + Cd(OH)2
PbO2 + H2SO4 + 2H+ + 2e  = PbSO4 + 2H2O Ni(OH)3 + e = Ni(OH)2 + OH
Pb + SO4 2- = PbSO4 +2e Cd + 2OH- = Cd(OH)2 + 2e
   
        Như vậy, ở cả hai loại acquy, lúc nạp bình đều sinh ra khí H2 tại cực dương và O2 tại cực âm làm cho nồng độ dung dịch điện phân tăng lên. Ở acquy chì-axit, sức điện động lớn khi nồng độ H2SO4 cao, còn ở acquy kiềm Ni-Cd, có thể coi như KOH không tham gia phản ứng nên sức điện động không phụ thuộc nồng độ KOH. Acquy được coi là sạc đầy nếu dung dịch sủi bọt đều (sôi).
CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA ACQUY
      Dung lượng acquy là điện lượng của acquy khi bình được sạc đầy, được tính bằng tích thời gian phóng điện của acquy với cường độ dòng điện phóng (Ah), dung lượng acquy phụ thuộc vào diện tích bề mặt bản cực, số lượng bản cực được nối song song, nồng độ dung dịch điện ly.
Điện áp của acquy là hiệu số giữa thế điện cực của hai cực, nó phụ thuộc vào nồng độ, nhiệt độ của dung dịch điện ly và số lượng bản cực được mắc nối tiếp.
      Thế điện cực: a Oxh + ne = b Kh
E= Eo+RT/nF * ln 〖[oxh]〗^a/〖[kh]〗^b
      Sức điện động của 1 ngăn: a1 Oxh1 + b2 Kh2 = b1 Kh1 + a2 Oxh2
Ep=E+ - E- = Epo + RT/nF * ln (〖[oxh1]〗^a1 〖[kh2]〗^b2)/(〖[kh1]〗^b1 〖[oxh2]〗^a2 )
      Nội trở của acquy là trị số điện trở trong của acquy, bao gồm điện trở của dung dịch điện ly, điện trở của màng chắn và điện trở của hai cực
      Khi nối 2 cực với tải ngoài, E = U + Ir = I(R +r)
 
Phản hồi của bạn